Bạn muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp nhưng thắc mắc không biết hồ sơ, thủ tục như thế nào? Những lợi ích và hạn chế khi chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây An Đức sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn.
HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH DOANH NGHIỆP:
1. Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty TNHH 1 thành viên
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên.
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật.
2. Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 2 thành viên.
- Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty cổ phần
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần.
- Điều lệ công ty cổ phần.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
4. Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty hợp danh
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh.
- Điều lệ công ty hợp danh.
- Danh sách thành viên công ty hợp danh.
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
5. Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
- Điều lệ doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý: Trường hợp thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức cần bổ sung thêm giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông là tổ chức.
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của thành viên/cổ đông là tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THÀNH DOANH NGHIỆP
Quy trình thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
- Cách 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cách 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Lưu ý đối với cách này sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp phải mang hồ sơ gốc đến nộp lại bộ phận Một cửa – Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 3 : Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra hồ sơ và trả kết quả
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 5 – 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ
- Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho hộ kinh doanh chuyển đổi.
- Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do để doanh nghiệp chỉnh sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Bước 4: Giải thể hộ kinh doanh cá thể
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Bước 5: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải đăng thông báo về việc thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020).
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện ngay những việc sau:
- Khắc con dấu pháp nhân.
- Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp
- Mở tài khoản ngân hàng.
- Chứ kí số
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài.
- Mua và thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
➤➤ Tham khảo bài viết: 7 việc cần làm sau khi thành lập công ty.
LỢI ÍCH, HẠN CHẾ KHI CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH DOANH NGHIỆP
Lợi ích khi chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Theo quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sẽ được hưởng những ưu đãi sau:
- Miễn phí hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
- Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Thuận lợi khi hoạt động theo mô hình công ty, doanh nghiệp:
- Có tư cách pháp nhân, có con dấu, được sử dụng hóa đơn.
- Có thể dễ dàng huy động vốn từ nhiều cá nhân, tổ chức khác hoặc vay vốn từ ngân hàng.
- Có thể kinh doanh đồng thời nhiều lĩnh vực ngành nghề và mở rộng quy mô thông qua việc mở chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn giúp giảm thiểu rủi ro cho chủ sở hữu.
Hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều phòng ban, chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp cao.
- Chế độ sổ sách kế toán của doanh nghiệp rất phức tạp, phải nộp tờ khai báo cáo hàng quý, hàng năm. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ kế toán riêng.
- Phải đóng nhiều loại thuế với thuế suất cao hơn hộ kinh doanh: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…
- Phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách cho người lao động như: bảo hiểm, thai sản, thưởng ngày lễ, tết…
Trên đây là một số thông tin về thủ tục chuyển hộ khẩu kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp, nếu bạn đang cần một dịch vụ để tiến hành giai đoạn chuyển đổi này CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ TƯ VẤN VÀ THUẾ AN ĐỨC sẵn lòng hỗ trợ bạn trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp doanh nghiệp này, đảm bảo tuân thủ mọi quy định mới và giúp doanh nghiệp của bạn khởi đầu mạnh mẽ trên thị trường.