Khi một doanh nghiệp quyết định giải thể, việc hạch toán kế toán giải thể trở nên vô cùng quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quá trình ghi nhận tình hình tài chính. Quy định về hạch toán giải thể của một công ty bao gồm những điều quan trọng nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
Giải thể công ty là gì?
Chấm dứt hoạt động của công ty hay giải thể doanh nghiệp là quá trình kết thúc mọi hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp khi công ty không còn tồn tại hoặc không đáp ứng đủ điều kiện để duy trì các hoạt động tiếp theo.
Các trường hợp phải giải thể doanh nghiệp?
Theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp phải giải thể theo quy định của pháp luật là:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
– Bước 1: Thực hiện thủ tục Đăng bố cáo giải thể. Tại bước này, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể của doanh nghiệp.
– Bước 2: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Đây là bước thường phát sinh nhiều hạng mục công việc nhất, trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liệu cho mọi yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động trước đó.
– Bước 3: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và hoàn trả chứng nhận mẫu dấu.
– Bước 4: Thực hiện thủ tục đóng cửa hoạt động (giải thể) của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Cách hạch toán kế toán giải thể công ty
Quy trình hạch toán kế toán cho việc giải thể công ty có thể được thực hiện như sau:
Hoàn nhập dự phòng còn lại tính đến thời điểm giải thể:
- Nợ TK159
- Có TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Phản ánh giá bán của vật tư, hàng hoá:
- Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý)
- Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá gốc
- Có các TK152, 153, 155, 156: Theo giá gốc
Phản ánh giá bán của TSCĐ:
- Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý)
- Nợ TK214: Tổng giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ
- Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ
- Có TK211, 213: Theo nguyên giá
- Có TK333 (3331): Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Phản ánh thu hồi nợ phải thu:
- Nợ TK111, 112: Số nợ đã thu hồi được bằng tiền
- Nợ TK421: Chiết khấu hoặc số nợ không thu được
- Có TK131, 138…: Số nợ ghi trên sổ kế toán
Phản ánh chi phí liên quan đến việc giải thể công ty:
- Nợ TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK111, 112
Thanh toán các khoản cho người lao động:
- Nợ TK334 – Phải trả công nhân viên
- Có TK111, 112
Thanh toán với các chủ nợ:
- Nợ TK311, 315, 331…: Số nợ gốc
- Có TK111, 112: Số tiền đã trả
- Có TK421: Chiết khấu thanh toán được hưởng
Thanh toán thuế còn nợ Ngân sách (kể cả số phát sinh trong quá trình giải thể):
- Nợ TK333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Có TK111, 112
Khi kết thúc thủ tục thanh lý tài khoản ở ngân hàng và rút số tiền còn lại về quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
- Nợ TK111
- Có TK112
Phân chia vốn góp cho các cổ đông:
- Nợ TK411 – Vốn góp
- Có TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
Chia các nguồn vốn chủ sở hữu khác cho cổ đông:
- Nợ TK421, 4112, 414, 415…
- Có TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc các tài khoản nguồn có số dư Nợ thì xác định số mà các cổ đông phải gánh chịu tương ứng:
- Nợ TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
- Có TK421, 4112, 412…
Thanh toán cho các cổ đông để kết thúc việc giải thể công ty:
- Nợ TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
- Có TK111
Dịch vụ giải thể công ty ở An Đức
Dịch vụ giải thể, tạm ngưng ở An Đức là sau khi hoàn tất quá trình thanh toán, tổ thanh lý tài sản cần gửi sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để lưu trữ.
Dịch vụ pháp lý An Đức là một đối tác đáng tin cậy và chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. An Đức cam kết mang lại giải pháp toàn diện và hiệu quả cho các vấn đề pháp lý của khách hàng.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cá nhân trong nhiều lĩnh vực, từ thành lập và quản lý doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp, đến các vấn đề thuế và hợp đồng. Đội ngũ chuyên gia pháp lý tại An Đức được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm rộng lớn và sẵn sàng đồng hành cùng bạn để đảm bảo mọi quy trình pháp lý diễn ra mượt mà và hiệu quả nhất.
Với An Đức, chúng tôi cam kết đem đến sự an tâm và hỗ trợ toàn diện để giúp khách hàng xây dựng và phát triển kinh doanh một cách bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng phức tạp. Hãy để An Đức là đối tác pháp lý đáng tin cậy của bạn, giúp bạn vượt qua mọi thách thức và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.