Các quy định về các kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp được đề ra như thế nào? Liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ nguyên tắc lập hay không? An Đức sẽ cung cấp thông tin này ngay trong bài viết dưới đây nhằm đem lại sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (viết tắt là BCTC) là bộ hồ sơ chứa các thông tin, tình hình hoạt động kinh doanh, kinh tế của doanh nghiệp, được ghi chép bởi bộ phận kế toán.
Bộ báo cáo này được áp dụng cho tất cả các công ty hoạt động tại Việt Nam, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo này theo đúng thời gian chính xác theo quy định.
Báo cáo tài chính là bộ chứng từ bắt buộc cần nộp của doanh nghiệp.
Theo khoản 3 điều 29 Luật Kế toán 2015, thời hạn nộp BCTC trong vòng 3 tháng, chậm nhất là sau 90 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán mỗi năm theo quy định pháp luật.
Một số trường hợp đặc biệt: chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động,… BCTC cần được nộp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định ủy thác thực hiện theo công văn 4132/TCT-CS.
Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin về tình trạng tài chính, luồn tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên liên quan để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế có hiệu quả. BCTC cần cung cấp thông tin về các khía cạnh quan trọng của một doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- chi phí sản xuất kinh doanh doanh thu, thu nhập khác, và các chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Luồng tiền.
Bên cạnh đó, trong phần giải thích báo cáo tài chính, doanh nghiệp cũng cần cung cấp thông tin bổ sung để làm rõ về các chỉ tiêu đã được báo cáo trong các Báo cáo tài chính tổng hợp, cũng như về các chính sách kế toán được áp dụng để ghi nhận các giao dịch kinh tế và lập báo cáo tài chính
Các kỳ lập báo cáo tài chính trong năm của một doanh nghiệp
Quy định về việc lập BCTC của doanh nghiệp như sau:
- Kỳ lập BCTC hàng năm: Doanh nghiệp phải thực hiện việc lập Báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Luật kế toán.
- Kỳ lập BCTC trong niên độ: Báo cáo tài chính trong niên độ bao gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
- Kỳ lập BCTC khác:
- Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo các kỳ kế toán khác nhau (ví dụ: tuần, tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, công ty mẹ hoặc chủ sở hữu.
- Đơn vị kế toán trải qua các sự kiện như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm xảy ra các sự kiện như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.
- Để xác định niên độ tổng hợp BCTC của cơ quan tài chính và thống kê:Trong quá trình tổng hợp thống kê, khi nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có niên độ khác nhau, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:
- Đối với Báo cáo tài chính năm bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3, số liệu được tổng hợp vào năm trước đó ngay liền kề.
- Đối với Báo cáo tài chính năm bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc vào ngày 30/6, sử dụng BCTC bán niên để thực hiện tổng hợp thống kê.
- Đối với Báo cáo tài chính năm bắt đầu từ ngày 1/10 và kết thúc vào ngày 30/9, số liệu được tổng hợp vào năm tiếp theo.
Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải được ký bởi người lập, kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) vào thời điểm ký báo cáo theo quy định của pháp luật.
Dựa trên quy định của Điều 99 trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC về các đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập, và chữ ký trên BCTC của doanh nghiệp, ta có như sau:
- Báo cáo tài chính năm áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, và phải được lập theo dạng đầy đủ.
- Báo cáo tài chính giữa niên độ (bao gồm quý và bán niên) chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau: doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối; đơn vị có lợi ích công chúng. Báo cáo này được khuyến khích lập và có thể lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược, tuỳ thuộc vào quyết định của chủ sở hữu đơn vị.
- Nếu đơn vị cấp trên có đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, thì phải lập BCTC của riêng đơn vị và BCTC tổng hợp. Trong BCTC tổng hợp, số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị sẽ được loại trừ.
- Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên, nhằm phục vụ cho việc tổng hợp BCTC và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong các ngành đặc thù phải tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán được ban hành hoặc được chấp thuận cho ngành đó.
- Việc ký BCTC phải tuân thủ theo quy định của Luật kế toán. Trong trường hợp đơn vị không tự lập BCTC mà sử dụng dịch vụ kế toán, người hành nghề kế toán phải ký và ghi rõ thông tin về chứng chỉ hành nghề và địa chỉ của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ báo cáo tài chính là một trong những dịch vụ chính của công ty An Đức. Chúng tôi có đội ngũ kiểm toán viên độc lập, giàu kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn, sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp trong việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sự trung thực, chính xác và hợp lý của BCTC so với các tiêu chuẩn và chuẩn mực được thiết lập.
Dưới đây là các thông tin chia sẻ về các kỳ BCTC của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết của An Đức, quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về các kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu quý khách cần thêm thông tin về dịch vụ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ ngay với An Đức để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp.